• Địa chỉ: Số 23 Lô 1 Khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng

  • Số điện thoại: 0225.626.5678 | Line: 115

  • Email: npkdinhvu@catlong.vn

Kỹ thuật trồng chăm sóc bưởi diễn

Bưởi diễn là loại cây dễ trồng nhưng để cho bưởi có năng suất cao thì ta cần áp dụng kỹ thuật trồng chăm sóc bưởi diễntheo đúng phương pháp. Dưới đây là những kinh nghiệm đúc kết lâu năm của rất nhiều nhà vườn tại chính gốc nơi tạo nên thương hiệu bưởi diễn kết hợp với khoa học kỹ thuật để có được những cây bưởi có năng suất cao.

 


Để có được cây bưởi diễn tốt cho giá trị kinh tế cao chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây,  kỹ thuật trồng bưởi diễn, Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn… Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất, khí hậu, nguồn nước cung cấp cho cây…

Cách trồng cây bưởi diễn

Trước khi trồng các bạn cần chú ý những yêu cầu sau:

Cây bưởi diễn giống: Các bạn chú ý nên chọn những giống cây bưởi diễncó nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh tình trạng mua phải những cây bưởi diễn kém chất lượng khi thu hoạch chất lượng quả sẽ kém và đậu được ít quả. Tôi khuyên bạn nên mua cây bưởi diễn giống ở chính tại đất diễn để đảm bảo nguồn gốc bưởi diễn không bị pha tạp

Đất trồng: Đất có kết cấu xốp , giữ mùn, giữ màu và giữ các chất dinh dưỡng tốt, có khả năng thoát nước. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp nhất. Tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió vì sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả giảm. Biện pháp khắc phục : đối với những vườn riêng lẻ ngoài cánh đồng trống thì nên trồng xen các loại cây cản gió tốt.

Mật độ khoảng cách giữa các cây:Tùy vào đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, thích hợp hay không thích hợp cho cây bưởi diễn mà ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau.

+ Nếu đất tốt điều kiện thâm canh cao bạn có thể trồng dày. Khoảng cách giữa các cây là 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/ sào bắc bộ. 

+ Nếu đất xấu : ta nên trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây là 5 x 6 m, mật độ khoảng 14 cây/ sào bắc bộ.

Làm đất, đào hốCày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4.5 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30cm. 

+ Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60x60x50cm

+ Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80x80x60cm

+ Nơi đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50 – 60 cm và có đường kính rộng 1m.

Phân bón lót: để cho cây bưởi giống mới trồng phát triển bộ rễ và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng ta cần chú ý khâu bón lót trước khi trồng. 

Loại đất/Phân bón Phân hoai mục Lân Kali Vôi bột
Đất tốt 20 – 25 kg 0,25 – 0,3 kg 0,2 – 0,25 kg 0,5 kg
Đất xấu 25 – 30 kg 0,3 – 0,5 kg 0,25 – 0,3kg 1 kg

 

Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến trột rễ. 

Quy trình trồng bưởi diễn

– Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất. 

– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh tán cây. Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ .

– Sau đó,  lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc giúp giữ đổ ẩm cho đất.

– Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.

– Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn

Ngoài cung cấp lượng nước cần thiết cho cây chúng ta cũng cần phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho từng thời kì cây phát triển. Đặc biệt là thời kì khi cây ra hoa và cho quả. Hai thời kỳ đó cây cần rất nhiều lượng dinh dưỡng để ép hoa nở và nuôi quả. Chúng ta cần phải biết lượng phân bón thế nào là đủ để cây có thể phát triển tốt. Nếu ít quá thì cây sẽ không đủ dưỡng chất nuôi cây, khi đó hoa sẽ rụng và sẽ không đậu được quả. Nếu bón nhiều quá thì vừa tốn kém về kinh tế vừa làm bưởi bị ộp, khô và không mọng nước. Vậy bón phân thế nào là đúng? Theo kinh nghiệm của đúc kết từ nhiều đời trồng bưởi diễn tôi xin chia sẻ với mọi người như sau: 

Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Vôi bột
Năm thứ 1 30 kg 300 gam 500 gam 110 gam 1 kg
Năm thứ 2 30 kg 500 gam 800 gam 330 gam 1 kg
Năm thứ 3 50 kg 860 gam 1,2 kg 460 gam 1 kg

 

Thời gian bón phân vào các đợt: được chia làm 4 đợt 

– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali

– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali

–  Đợt tháng 11: 100% lân  + 100% vôi

Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn 4 năm tuổi trở lên

 Thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Năng suất vụ trước Phân hữu cơ (kg/cây) Đạm (g/cây) Lân (g/cây) Kali (g/cây)
20 kg/năm 30 650 830 410
40 kg/năm 40 1.100 1.400 680
60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
100 kg/năm 60 1.750 2.250 1.090
120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360

Thời vụ bón phân cho cây: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm + 30%  kali

Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20%  đạm + 30% kali

Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm , 40%  kali.

Các cách phòng trừ sâu bệnh:

Ngoài cách trồng và chăm sóc bưởi diễn ra bạn còn cần phải phòng trừ sâu bệnh cho cây. 

– Thường xuyên kiểm tra vườn bưởi, phát hiện sâu bệnh kịp thời

– Xén tỉa các cành lá bị sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hóa học ít độc  để tiêu diệt Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun…

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn 4 năm tuổi trở lên

Bón phân khi bưởi diễn được 4 tuổi trở lên

– Thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Năng suất vụ trước

Phân hữu cơ (kg/cây)

Đạm (g/cây)

Lân (g/cây)

Kali (g/cây)

20 kg/năm

30

650

830

410

40 kg/năm

40

1.100

1.400

680

60 kg/năm

50

1.300

1.700

820

100 kg/năm

60

1.750

2.250

1.090

120 kg/năm

70

2.200

2.800

1.360

Thời vụ bón phân cho cây: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm + 30%  kali

Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20%  đạm + 30% kali

Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm , 40%  kali.

Các cách phòng trừ sâu bệnh:

Ngoàicách trồng và chăm sóc bưởi diễnra bạn còn cần phải phòng trừ sâu bệnh cho cây. 

– Thường xuyên kiểm tra vườn bưởi, phát hiện sâu bệnh kịp thời

– Xén tỉa các cành lá bị sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hóa học ít độc  để tiêu diệt Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun…