• Địa chỉ: Số 23 Lô 1 Khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng

  • Số điện thoại: 0225.626.5678 | Line: 115

  • Email: npkdinhvu@catlong.vn

HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀN HƯƠNG

Hiện nay có rất nhiều cây trồng đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, nhưng để có được điều đó người dân cần phải nắm được KỸ THUẬT TRỒNG và CHĂM SÓC để cây đạt được năng suất và yêu cầu như mong muốn.

 1-KỸ THUẬT TRỒNG

1.1. Chọn giống cây đàn hương đạt chuẩn

Cây đàn hương trước khi mang trồng cần:

- Chiều cao 40-45cm, bắt đầu phân nhánh, ở trong bầu giai đoạn 1 cây đã có ký chủ.

- Cây được nhân giống phải là cây bố mẹ trên 10 năm tuổi.

 

C%C3%A2y-%C4%90%C3%A0n-H%C6%B0%C6%A1ng-600x450.jpg

 

1.2. Đất phù hợp với cây

-Lựa chọn đất có thể thoáng nước, Đàn HƯơng là cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển rất mạnh nên trồng được dưới nhiều đất khác nhau: đất cát, đất đỏ, đát feralit,…đặc biệt tốt nhất là đất pha đá

-Lưu ý: Cây đàn hương không sống được khi bị ngập úng, nên lưu ý chọn chỗ trồng không bị trũng

1.3. Trồng có khoảng cách giữa các cây

-Khoảng cách tối thiểu khi trồng cây là 3m x 6m hoặc 5m x 5m thì khả năng cây sinh trưởng và phát triển đạt hiệu quả cao nhất

1.4. Phân bón cho cây

-Sau khi đào hố phơi được 5-7 ngày, nên bón lót cho cây bằng phân chuồng giúp cây khoẻ mạnh và đủ dinh dưỡng

-Mỗi hố khoảng 7-9kg phân chuồng và trộn đều với đất

1.5. Kỹ thuật trồng

-Cắt bỏ bầu nilon, không làm vỡ bầu, sẽ khiến cây bị tổn thương rễ

-Nhẹ nhàng đặt cây xuống và lấp đất ấn chặt sao cho cây đàn hương có độ chắc chắ n nhất

-Cách tốt nhất là sử dụng cọc để buộc cây lại để cây được bảo vệ chắc chắn, tưới nước cây sẽ không bị đổ.

 

Bán giống cây đàn hương giá rẻ uy tín nhất

 

2. KỸ THUẬT CHĂM SÓC

2.1. Tỉa cây


-Giá trị nhất của cây đàn hương là lõi gỗ, nên chú trọng và phần thân chính, không nên để nhiều nhánh, cắt tỉa hình thành trong 3-4 năm đầu tiên của cây, làm cho thân chính của cây có cơ hội phát triển tốt nhất và cho ta lõi gỗ chất lượng nhất.

2.2. Tưới nước cho cây

-Sau khi trồng cây cần phải thường xuyên tưới nước để cây bén rễ và ra trồi

-Không cần quá nhiều nước, sẽ làm cây dễ bị ngập úng

2.3. Bón phân cho cây đàn hương

-Với cây từ 2 năm tuổi nên bón 6 tháng một lần và bón 100g NPK + TE (là các vi chất rất cần thiết cho cây) + 5-7kg phân chuồng ủ hoai mục cho cây rải đều xung quanh rãnh trồng. Sau khi bón xong phân lấp đất lại để giữ phân không bị quang phân và rữa trôi.

-Sau khi bón cây nên tưới ngay nước giúp rễ cây hấp thụ tốt

2.4. Phòng trừ sâu bệnh sau khi trồng cây đàn hương

-Cây mới trồng rất dễ bị nấm, nên để tốt nhất sau 20-25 ngày nên phun thuốc nấm cho cây 1 lần

-Một số bệnh thường gặp:

Bệnh nhiễm nấm rễ (Phellinus noxius)

Bệnh nhiễm nấm rễ (Phellinus noxius)

Côn trùng hút nhựa


-Sử dụng thuốc nấm có hàm lượng Mancozeb như Ridomil Gold, Nativo,… để phun cho cây đàn hương. Đặc biệt, cần phun sau những đợt mưa kéo dài để phòng bệnh cho cây.

3. GIÁ TRỊ KINH TẾ CÂY ĐÀN HƯƠNG

Thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cung không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg.
Hiện nay, Indonesia giá bán khoảng 500 USD/kg, ở Ấn Độ khoảng 350 – 500 USD/kg. Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 – 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao.
Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.
Giá trị kinh tế của cây đàn hương đang được tiếp tục khám phá nhằm sử dụng vào nhiều mục đích, như SX dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và trong các đền chùa, đàn hương còn SX rượu, nước uống.
 
Nguồn: Agriviet