• Địa chỉ: Số 23 Lô 1 Khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng

  • Số điện thoại: 0225.626.5678 | Line: 115

  • Email: npkdinhvu@catlong.vn

PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Pyricularia oryza gây ra, bệnh gây hại trong suốt quá trinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng thường biểu hiện rõ nét nhất là thời kỳ lúa con gái gây bệnh đạo ôn trên lá và thời kỳ lúa trổ đến vào chắc gây bệnh đạo ôn cổ bông.

Kịch bản nào cho thị trường phân bón Việt Nam khi xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn

Chịu ảnh hưởng của giá phân bón thế giới tăng phi mã, thị trường phân bón Việt Nam cũng đang liên tục tăng nhiệt lên mức cao nhất 50 năm qua, đồng thời được dự báo sẽ tiếp tục ở ngưỡng cao khi cuộc xung đột Nga - Ukraine còn chưa kết thúc.

SỬ DỤNG NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG LƯU HUỲNH HỢP LÝ

Lưu huỳnh (S) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có số nguyên tử 16, được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali.

HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀN HƯƠNG

Hiện nay có rất nhiều cây trồng đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, nhưng để có được điều đó người dân cần phải nắm được KỸ THUẬT TRỒNG và CHĂM SÓC để cây đạt được năng suất và yêu cầu như mong muốn.

Thị trường xuất khẩu phân bón quý I/ 2022

anh-xuát-khau-phan-bon-quy-1-2022.jpg
Quý I/2022 lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 474.268 tấn, tăng 42,2% so với quý I/2021, thu về 306,97 triệu USD, tăng 198,5% 

Hầu hết các loại phân bón đều tăng giá trở lại

Giá phân bón thế giới tiếp tục tăng trong tuần thứ 4 của tháng 1, trong khi một số loại đạt mức cao nhất mọi thời đại như phân khan ở mức 1.492 USD/tấn.

Giá phân bón khan anhydrous ở mức 1.492 USD/tấn vào tuần thứ tư của tháng 1, phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 1.433 USD được thiết lập vào tuần trước. Biểu đồ: DTN

Giá phân bón khan anhydrous ở mức 1.492 USD/tấn vào tuần thứ tư của tháng 1, phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 1.433 USD được thiết lập vào tuần trước. Biểu đồ: DTN

Nền tảng theo dõi thị trường phân bón thế giới DTN cho biết, bảy trong số tám loại phân bón chính trong tuần vừa qua đều tăng giá cao hơn chút ít so với thống kê trước đó.

Cá biệt, phân khan (anhydrous) đã dẫn đầu về nhịp độ tăng giá trong số tất cả các loại phân bón, với mức tăng đột biến 4%, và ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 1.492 USD/tấn, tăng so với 1.433 USD/tấn của tuần trước đó. 

Nhóm phân UAN28 cũng tăng 3% lên mức giá cao nhất mọi thời đại là 601 USD/tấn, phá vỡ mức kỷ lục trước đó là 585 USD/tấn; phân UAN32 cũng tiếp tục tăng giá kỷ lục trong tuần này, đạt 699 USD/tấn, tăng khoảng 2% và cũng là mức cao nhất mọi thời đại.

Sau khi chạm mức 800 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2012 vào tuần trước, phân 10-34-0 cũng đã tăng khoảng 2% lên 817 USD/tấn.

Phân DAP tuần qua có giá trung bình 877 USD/ tấn, còn phân MAP ở mức 936 USD/ tấn, trong khi phân kali tăng nhẹ lên 814 USD/ tấn.

Phân urê là loại phân bón duy nhất giảm giá, khoảng 1% xuống còn 910 USD/ tấn. Theo đó trên cơ sở giá mỗi pound nitơ, giá urê trung bình ở mức 0,99 USD/ lb.N, và phân khan là 0,91 USD/ lb.N, tiếp đến là UAN28 là 1,07 USD/ lb.N và UAN32 là 1,09 USD/ lb.N.

Giá bán lẻ phân bón so với một năm trước cho thấy tất cả các loại phân bón đều tăng đáng kể, trong đó một số loại phân bón có mức tăng trên 100%.

Cụ thể là phân MAP hiện có giá cao hơn 61%, phân 10-34-0 cao hơn 67%, DAP đắt hơn 76%, kali cao hơn 115%, urê đắt hơn 125%, UAN32 cao hơn 171%, UAN28 173% đắt hơn và phân khan cao hơn 205% so với năm ngoái.

Nền tảng theo dõi thị trường phân bón thế giới DTN tiến hành khảo sát hơn 300 nhà bán lẻ, và thu thập khoảng 1.700 hồ sơ dự thầu giá phân bón, để tạo ra Chỉ số phân bón DTN hàng tuần.

Theo giới chuyên gia phân tích, mặc dù bước sang năm 2022 thị trường phân bón thế giới đã bớt tăng nóng hơn so với năm ngoái, song phân bón hiện vẫn đang là mặt hàng có giá cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nguồn tin tổng hợp cho thấy, nhu cầu phân bón trên toàn cầu vẫn đang mạnh mẽ ở các trung tâm nông nghiệp lớn, từ khắp châu Âu đến Bắc Mỹ, Nam Mỹ và đặc biệt là tại một số quốc gia ở khu vực châu Á… Nguyên nhân chính là do giá khí đốt và giá dầu mỏ tăng cao cũng góp phần đẩy giá tăng lên.

Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tăng cao do ách tắc gây ra bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, và đặc biệt là tình trạng khủng hoảng thiếu container vận chuyển, càng đẩy chi phí phân bón gia tăng.

ST : https://nongnghiep.vn/hau-het-cac-loai-phan-bon-deu-tang-gia-tro-lai-d314788.html

Cành thanh long thành phân hữu cơ

Từ trăn trở làm sao nâng cao giá trị trái thanh long, anh Võ Văn Khanh ở Bến Lức (Long An) đã không ngừng mày mò nghiên cứu và đã tìm ra câu trả lời.

Bỏ phố về quê làm nông

Tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, sau gần 20 năm lăn lộn trong ngành tài chính - maketing, từng đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc một công ty du lịch tại Tiền Giang, anh Khanh vẫn quyết rẽ sang một hướng khác.

Sinh ra và lớn lên tại huyện Bến Lức, một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long khá lớn của tỉnh Long An, anh nhận thấy cây thanh long có nhiều tiềm năng để anh xây dựng sự nghiệp. Từ suy nghĩ đó, anh Khanh quyết định bỏ phố về quê để sản xuất và xây dựng thương hiệu cho quả thanh long tại địa phương.

Vườn thanh long được sản xuất theo chuẩn GlobalGAP của gia đình anh Võ Văn Khanh tại Bến Lức (Long An). Ảnh: Minh Sáng.

 

Vườn thanh long được sản xuất theo chuẩn GlobalGAP của gia đình anh Võ Văn Khanh tại Bến Lức (Long An). Ảnh: Minh Sáng

Anh Khanh cho biết, năm 2019, trên diện tích đất 3ha của cha mẹ để lại đang canh tác thanh long theo kiểu truyền thống, anh quyết định “đập đi xây lại”, chuyển toàn bộ sang canh tác theo chuẩn GlobalGAP.

Mặc dù biết rằng là tay ngang trong lĩnh vực nông nghiệp, việc chuyển đổi sẽ rất nhọc nhằn, nếu không thành công rất khó ăn nói với gia đình. Tuy nhiên, với bản lĩnh người từng làm trong lĩnh vực tài chính và quyết tâm theo đuổi đến cùng ý tưởng của mình, anh “cắp sách” đi học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình tiêu biểu trong và ngoài địa phương, tìm đến các Viện, trường để nắm bắt kỹ thuật và quy trình sản xuất.

Đồng thời, anh cũng tìm tòi những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả cao từ Internet để vừa áp dụng vừa cải tiến để phù hợp với vườn cây của gia đình.

Vườn thanh long của gia đình anh Võ Văn Khanh được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global Gap. Ảnh: Trần Trung.

Vườn thanh long của gia đình anh Võ Văn Khanh được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global Gap. Ảnh: Trần Trung.

Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, tháng 5/2021 toàn bộ diện tích thanh long của anh được chứng nhận đạt chuẩn Global Gap. Mặc dù ảnh hưởng phức tạp của Covid-19 nhưng nhờ sản xuất bài bản, khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn, thông qua đối tác là một công ty trái cây ở Cần Thơ, hiện những quả thanh long do anh sản xuất đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản...

Anh Võ Văn Khanh (bìa phải) giới thiệu sản phẩm thanh long đạt chuẩn hữu cơ của gia đình với các đối tác. Ảnh: Trần Trung.

Anh Võ Văn Khanh (bìa phải) giới thiệu sản phẩm thanh long đạt chuẩn hữu cơ của gia đình với các đối tác. Ảnh: Trần Trung.

Dẫn chúng tôi thăm vườn thanh long xanh mướt, nặng trĩu quả, anh Khanh chia sẻ, sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP không khó, điều quan trọng là trong quá trình sản xuất phải đảm bảo quy định về sử dụng phân, thuốc và đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Đặc biệt, trái thanh long thông qua chuyển đổi số phải được ghi lại nhật ký sản xuất để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Biến cành thanh long thành phân hữu cơ

Sản xuất thanh long theo chuẩn tiêu chuẩn GlobalGAP cũng có những đặc thù riêng, cái khó nhất là yếu tố đảm bảo vệ sinh môi trường. Bởi để đảm bảo năng suất cho cây, sau mỗi vụ thu hoạch bắt buộc phải tiến hành tỉa bỏ các cành già, cành bệnh, cành đã cho quả 2 năm… Việc đó sẽ tạo ra một khối lượng khá lớn xác bã thực vật và có thể là điều kiện tốt để nguồn bệnh hiện diện và phát triển gây hại cho cây trồng trong vườn nếu chúng không được xử lí tốt.

Cụ thể, bình quân một trụ thanh long mỗi năm cần loại bỏ từ 10 - 12kg cành không hữu dụng, cành bệnh, mỗi ha trồng khoảng 1.200 - 1.300 trụ, suy ra lượng cành cần được loại bỏ khoảng 12 - 15 tấn/năm.

Theo anh Khanh, trung bình 1 hecta thanh long/năm có khoảng 12 - 15 tấn cành không đạt yêu cầu cần loại bỏ là gánh nặng đối với môi trường nếu không áp dụng chế phẩm sinh học vào xử lý. Ảnh: Minh Sáng.

Theo anh Khanh, trung bình 1 hecta thanh long/năm có khoảng 12 - 15 tấn cành không đạt yêu cầu cần loại bỏ là gánh nặng đối với môi trường nếu không áp dụng chế phẩm sinh học vào xử lý. Ảnh: Minh Sáng.

Qua các biện pháp như chôn lấp, đốt,… không mang lại hiệu quả cao, anh suy nghĩ tại sao không biến chúng thành nguồn phân hữu cơ để trả lại dinh dưỡng cho đất, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư?

Xuất phát từ câu hỏi đó, một lần nữa anh tìm tới Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để đề xuất ý tưởng và tìm câu trả lời. Qua sự tư vấn, hướng dẫn của Viện, anh đã tìm ra được phương pháp ủ cành thanh long thành phân bón chất lượng, vừa giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường, vừa tiết kiệm nhân công và tạo ra hàng chục tấn phân bón mỗi năm.

Anh Khanh hướng dẫn người dân địa phương quy trình ủ và bón phân từ cành thanh long. Ảnh: Trần Trung.

Anh Khanh hướng dẫn người dân địa phương quy trình ủ và bón phân từ cành thanh long. Ảnh: Trần Trung.

Chia sẻ bí quyết của mình anh Khanh cho biết, trước hết để biến cành thanh long thành phân thì phải tìm được chế phẩm sinh học phù hợp. Theo đó, do đặc thù nên đất của Long An nói riêng và ĐBSCL nói chung thường xuyên bị ngập nước, chưa kể là phèn chua nhiễm mặn... chính vì vậy các chế phẩm cần phải đẩy nhanh quá trình phân hủy, không bị tác động bởi thời tiết, khí hậu, số biến chủng vi sinh vật có lợi nhiều, phân bón tạo ra có hàm lượng dưỡng chất cao. Thứ hai, cành thanh long loại bỏ chủ yếu là già cỗi rất khô, cứng... cần phải có giải pháp băm nhỏ để việc phối trộn hiệu quả, rút ngắn quá trình ủ.

Được sự giới thiệu của Hội làm vườn tỉnh Long An, anh biết đến một loại chế phẩm đáp ứng được yêu cầu này. Theo đó, với 4 chủng nấm đối kháng trichoderma được phân lập và nhân nuôi bằng công nghệ cao phân tách bào tử nên chế phẩm này có khả năng phân hủy nhanh tàn dư hữu cơ. Sản phẩm còn có hàm lượng acid humic, acid fulvic rất cao với đặc tính vượt trội về cung cấp dinh dưỡng, tiêu diệt mầm bệnh.

Những cành trái thanh long bỏ đi, chỉ cần được cắt nhuyễn cho vào hố đã được lót bằng bạt nilon nhằm cách ly với môi trường đất nước hoặc trực tiếp vào gốc rồi cho chế phẩm vào ủ, sau 7 đến 10 ngày tiếp tục bổ sung chế phẩm, trung bình một kg chế phẩm có thể ủ được 3 đến 4 tấn phân bón. Sau hơn 1 tháng là có thể sử dụng được nguồn phân bón đã được ủ. Với cách làm này, giúp cây phát triển khoẻ mạnh bộ rễ và phòng chống bệnh hiệu quả, tiết kiệm được từ 30 – 40% lượng phân phải bón cho cây hằng năm.

Nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học vào ủ cành thanh long không chỉ góp phần bảo vệ môi trường còn giúp cây phát triển khỏe và phòng chống bệnh hiệu quả, tiết kiệm được từ 30 – 40% lượng phân phải bón cho cây hằng năm. Ảnh: Trần Trung.

Nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học vào ủ cành thanh long không chỉ góp phần bảo vệ môi trường còn giúp cây phát triển khỏe và phòng chống bệnh hiệu quả, tiết kiệm được từ 30 – 40% lượng phân phải bón cho cây hằng năm. Ảnh: Trần Trung.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, địa phương có gần 2.100 ha thanh long sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, xây dựng mô hình điểm diện tích gần 842 ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, bẫy côn trùng, máy băm dây thanh long, ủ phân hữu cơ từ cành thanh long... làm cơ sở để cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

“Các mô hình đã từng bước giúp người nông dân quen dần với việc sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học, chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất thanh long nhằm cải tạo đất, tăng cường hoạt động của rễ giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý một số nấm bệnh vùng rễ, làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất, sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP.

Trong đó, mô mình băm cành và ủ phân hữu cơ từ cành nhánh thanh long là một trong những mô hình hay đang được nhân rộng bởi sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy tốt xác bã hữu cơ, sau đó được sử dụng bón lại cho cây thanh long vừa tiết kiệm phân bón, quản lý nguồn bệnh còn có tác động tốt trong việc bảo vệ môi trường...” ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An chia sẻ.

ST : https://nongnghiep.vn/canh-thanh-long-thanh-phan-huu-co-d310027.html

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương trực tiếp đi "cứu" vải thiều

"Vải thiều Bắc Giang đã vào mùa, có giá trị rất lớn. Tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trực tiếp lên Bắc Giang bàn bạc với địa phương để có giải pháp cụ thể", lời Thủ tướng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho biết như vậy tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19, chiều 2/5. 

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương trực tiếp đi cứu vải thiều - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, đợt dịch lần thứ tư có diễn biến phức tạp hơn và khả năng sẽ kéo dài hơn các đợt dịch trước. Đợt này xảy ra tại nhiều địa phương với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch trong cùng thời điểm, cùng sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới với khả năng lây nhanh hơn, rộng hơn, mạnh hơn.

"Ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bùng phát với số ca mắc cao, xảy ra tại khu công nghiệp và lây lan ra cộng đồng. Hai địa phương đã quyết liệt, mạnh mẽ triển khai phong tỏa, cách ly triệt để các khu vực có trường hợp mắc bệnh, thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa bàn và tạm dừng hoạt động của một số khu công nghiệp (tại Bắc Giang), một số công ty (tại Bắc Ninh) để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch" - Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo.

Đánh giá về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng chỉ ra một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu, khắc phục như còn lúng túng, bị động trong phòng chống dịch tại các khu công nghiệp. Phương châm 4 tại chỗ được chỉ đạo quyết liệt nhưng trong tổ chức thực hiện vẫn bộc lộ bất cập...

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương trực tiếp đi cứu vải thiều - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, dịch bệnh sắp tới được dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường, có thể ảnh hưởng tới nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động của các khu công nghiệp và một số trung tâm kinh tế lớn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan ngay lập tức đề xuất cơ chế đóng góp và sử dụng Quỹ vắc xin bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Chi tiêu thường xuyên phải triệt để tiết kiệm để bảo đảm ngân sách tối đa cho việc mua vắc xin, vừa bảo đảm các hoạt động bình thường, vừa phục vụ các nhiệm vụ đặc biệt, đột xuất. Chiến lược vắc xin phải được thực hiện thần tốc và hiệu quả, đây là điểm rất quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, các cơ quan liên quan hoàn thiện các quy định về vận chuyển hàng hóa, vật tư, dịch vụ… tại các địa phương có dịch.

"Vải thiều Bắc Giang đã vào mùa, có giá trị rất lớn. Tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trực tiếp lên Bắc Giang bàn bạc với địa phương để có giải pháp cụ thể. Chúng ta phải thích ứng với tình hình, không có cách nào khác" - Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương trực tiếp đi cứu vải thiều - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vải thiều Bắc Giang đang vào vụ nhưng tình hình dịch bệnh gây khó khăn cho việc vận chuyển, tiêu thụ (Ảnh chụp tháng 6/2019: Toàn Vũ)

Một lần nữa nhấn mạnh về việc phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh ở các khu công nghiệp, Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục rà soát lại các quy định, quy trình, quy chế về khai báo y tế, phòng chống dịch, cách ly và tổ chức sản xuất.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ liên quan, các địa phương nhanh chóng xây dựng, vừa làm vừa hoàn thiện dần các quy định để có chiến lược hoàn chỉnh về phòng chống dịch trong khu công nghiệp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh.

Châu Như Quỳnh

ST : https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-chi-dao-bo-truong-cong-thuong-truc-tiep-di-cuu-vai-thieu-20210525003304296.htm

Đắng lòng quýt ngọt

Hàng nghìn ha quýt ngọt của Nghệ An giá chỉ 2.000 - 3.000 đ/kg nhưng vẫn không bán được. Nguyên nhân chủ yếu do người dân ồ ạt mở rộng diện tích.

Ê hề quýt ngọt

Giống quýt ngọt PQ được trồng chủ yếu trên đất bazan thuộc 3 huyện, thị gồm Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Thị xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ An. Từ Tết Nguyên đán đến nay là mùa thu hoạch quýt, hiện đang vào mùa thu hoạch đại trà với tổng sản lượng ước đạt 14.000 - 15.000 tấn quả trên các diện tích cho thu hoạch.

Thế nhưng thật đáng buồn, quả quýt vừa to, vừa ngọt bán với giá 2.000 đến 2.500 đ/kg vẫn ế, không tiêu thụ được. Nông dân trồng quýt ở Nghệ An đang phải cầu cứu tỉnh, huyện giúp đỡ để 'giải cứu'.

Chưa năm nào, người trồng quýt ở Nghệ An buồn như năm nay. Ảnh: DTT


Ông Hoàng Thanh Hoài ở xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn có 1 ha quýt trồng cách đây 7 năm, đang thời kỳ sai quả, dự kiến sẽ cho năng suất 30 tấn quả/ha.

Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, ông mới chỉ bán được khoảng 2 tấn quả, từ sau Tết đến nay chẳng có thương lái nào đến mua. Quýt chín rụng đầy gốc cây, bán với giá 2.000 - 2.500 đ/kg cũng không có người mua.

Hiện trên cây vườn ông còn khoảng 20 tấn quả nữa, không bán được. Một số đã bị rụng hết quả, các chồi non của cây lại tiếp tục ra hoa mới. Bây giờ chặt phá để trồng cây khác thì tiếc, để vậy thì sợ vụ tới lặp lại cái cảnh thừa ế như năm nay cũng không xong.

Bà Nguyễn Thị Thành ở xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn buồn bã: Cả vườn quýt rộng mênh mông quả chín vàng treo trên cây cứ rụng dần, chất thành đống ở dưới gốc không buồn hái, vì không bán được cho ai.

Theo chị Thành, mọi năm trung bình bán 8.000 - 10.000 đ/kg quả không khó và sau Tết là bán hết, trừ chi phí còn lại khoảng trên dưới 100 triệu đồng thu nhập. Năm nay bán với giá 2.000 đ/kg cũng không có người mua.

Ông Hoàng Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên cho biết: Toàn xã có 102 ha quýt PQ, trong đó có 93 ha cho thu hoạch. Nhưng nóng nhất hiện nay là quýt của bà con không tiêu thụ được, khiến các chủ hộ đứng ngồi không yên.

Năm nay quýt lại được mùa lớn, năng suất thấp nhất là 20 tấn quả/ha, cao nhất đến 30 tấn/ha. Nhưng bà con nông dân ở đây từ Tết Nguyên đán đến nay mới bán được 10% sản lượng, số còn lại 90% (khoảng 2.000 tấn quả) chưa bán được, đang trên cây.

Ồ ạt trồng quýt 

Nguyên do quýt thừa ế nhiều, không bán được, theo ông Phúc là nhiều năm trước đây, diện tích quýt chưa nhiều, bán được giá, thu nhập khá nên bà con đua nhau mở rộng diện tích trồng quýt quá 'nóng'.

Trong khi đó, khả năng tiêu thụ quả quýt của thị trường có hạn và đặc biệt năm nay không may lại gặp dịch bệnh Covid-19 nên các tư thương đến mua rất ít do việc vận chuyển, lưu thông quýt ra các thị trường để bán gặp nhiều khó khăn.

Tăng quá nhanh về diện tích, trong khi chưa có phương án tiêu thụ rõ ràng đã khiến quýt Nghệ An rớt giá thảm. Ảnh: DTT

 

Đến huyện Quỳ Hợp càng bi đát hơn, ông Cao Minh Thường ở xã Nghĩa Xuân đang chặt bỏ hàng trăm cây quýt để lấy lại đất trồng mía. Theo ông Thường, giá mía có thể thấp, cao thất thường. Nhưng đến mùa thu hoạch được nhà máy đường bao tiêu hết sản phẩm, bà con không phải lo thừa ế, buồn bã như cây quýt hiện nay.

Theo ông Quản Văn Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp: Toàn huyện có trên 560 ha quýt, năm nay quýt được mùa lớn, năng suất đạt từ 18 - 20 tấn quả/ha. Nhưng khốn nỗi đến bây giờ còn hơn một nửa diện tích quýt quả chín đỏ trên cây không biết giải quyết thế nào để bà con nông dân yên tâm giữ lại vườn quýt.

Cũng theo ông Quản Văn Giang, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thừa ế quýt với khối lượng lớn như năm nay là do mấy năm trước diện tích sản xuất quýt còn ít, sản lượng không nhiều, bán được giá.

Từ đó, bà con nông dân đổ xô mở rộng diện tích trồng lên nhiều, sản lượng lớn. Trong khi sản xuất còn thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm thì việc thừa ế quýt như hiện nay là tất yếu.

Vì vậy, chừng nào sản xuât cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng không có sự liên kết với doanh nghiệp, chưa có nhà máy chế biến thì tình trạng thừa ế, mất giá, không bao tiêu được còn tiếp tục diễn ra như hiện nay.

Còn theo ông Lâm Văn Thắng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Đàn: Toàn huyện có trên 440 ha quýt PQ cho thu hoạch tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Thọ… Năng suất dự kiến đạt từ 20 - 22 tấn quả/ha, sản lượng trên 8.000 tấn. Trong số này mới hái bán được 1/3, còn lại 2/3 sản lượng quả chưa tiêu thụ được, quả quýt đã chín vàng rộ đang treo trên cây.

Trước thực trạng mùa thu hoạch quýt năm nay bà con nông dân không bán được, người dân kêu cứu, lãnh đạo xã, huyện ở 2 huyện Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn nơi có diện tích và sản lượng quýt nhiều nhất tỉnh đang trong cảnh bối rối, chưa có lối thoát rõ ràng.

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Nghệ An cũng đã vào cuộc 'giải cứu' giúp bà con nông dân tìm cách tiêu thụ quýt.

Hội Nông dân tỉnh cũng như Tỉnh đoàn Nghệ An đã họp khẩn với các tổ chức đoàn thể của mình ở 21 huyện, thành, thị trong tỉnh để bàn biện pháp 'giải cứu' nhanh nhất, hiệu quả nhất giúp nông dân trồng ở 2 huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp tiêu thụ hết sản phẩm. Nhờ sự vào cuộc này, sản lượng quýt bị thừa ế trong vòng 2-3 ngày gần đây đã được tiêu thụ đáng kể.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng

Chỉ bằng thùng xốp, xô nhựa, chị Tô Thúy Hoàn đã tự tạo nên một khu vườn sân thượng trĩu trịt hoa trái, rau củ, vừa sạch vừa đẹp mắt.

Khu vườn sân thượng ngập tràn hoa trái các loại kèm một giàn cà chua sai trĩu quả rất bắt mắt là thành quả chăm sóc của người mẹ đảm đang - chị Tô Thúy Hoàn (50 tuổi, Hải Phòng).

Sân thượng vốn bị "bỏ quên" lâu nay bỗng "sống lại", trở thành không gian yêu thích của chị, gia đình và nhiều bè bạn.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khu vườn ngập hoa trái của chị Hoàn.

Chị Hoàn vốn thích làm vườn từ nhỏ nhưng bận rộn công việc và chăm sóc gia đình nên không có thời gian thực hiện. Tháng 9/2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc buôn bán của chị ít nhiều ảnh hưởng.

"Tôi có gần 20 năm gắn bó với nghề kinh doanh sứa biển - đặc sản Hải Phòng. Dịch Covid-19 ập tới làm du lịch đình trệ, các quán ăn, nhà hàng là khách quen của tôi đều tạm thời đóng cửa. Tôi từ cảnh làm từ sáng tới tối không hết việc thì bỗng dưng có nhiều thời gian rảnh rỗi", chị Hoàn chia sẻ.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Có thời gian rảnh nên chị Hoàn quyết định "làm nông dân" ngay tại sân thượng khoảng 50m2 của gia đình.

Đa phần cây trong khu vườn sân thượng được trồng trong thùng xốp hoặc xô nhựa. Chị tận dụng thùng, xô vốn dùng để đựng hải sản phục vụ việc buôn bán của mình.

Khi còn nhỏ, chị từng phụ bố mẹ khai hoang, làm vườn nhưng việc trồng cây trên sân thượng có nhiều khác biệt. Người mẹ đảm lên các hội nhóm học hỏi nhiều cách trồng rau sân thượng khác nhau rồi mang về áp dụng tại nhà.

Để làm lối thoát nước, giúp rễ thông thoáng và đỡ tốn đất, chị đục lỗ ở mặt bên của thùng, cách đáy khoảng 20cm, sau đó đục lỗ can nhựa, đặt can xuống đáy thùng, miệng can hướng về phía mặt thùng đã đục.

"Ban đầu thấy tôi hì hục bê đất, thùng này thùng khác lên sân thượng, chồng tôi không ủng hộ cho lắm. Nhưng tôi cứ từ từ học hỏi rồi làm chút một", chị Hoàn chia sẻ.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khu vườn ngập rau trái xanh tốt là thành quả của chị Hoàn sau nhiều ngày cần mẫn.

Ấn tượng nhất trong khu vườn của chị Hoàn chính là giàn cà chua bạch tuộc (giống cà chua Nga) sai trĩu trịt quả, quả nào quả nấy căng bóng, đẹp mắt. Chị Hoàn dùng phân trùn quế, phân vi sinh ủ từ chất thải nhà bếp để chăm cho cà chua. Khi cây ra hoa và có trái nhỏ, chị tưới thêm nước vôi trong và bón phân NPK.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giàn cà chua trĩu quả của chị Hoàn.

Để cây luôn sai quả, khỏe mạnh, mỗi ngày, chị Hoàn đều tỉa lá già, lá che khuất để cây tập trung dinh dưỡng vào trái. Khu vườn nằm ở hướng Tây nên có ưu điểm là đón nhiều nắng, giúp cây phát triển.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chỉ bằng thùng xốp, xô nhựa, chị Tô Thúy Hoàn đã tự tạo nên một khu vườn sân thượng trĩu trịt hoa trái, rau củ, vừa sạch vừa đẹp mắt.

Từ vài cây cà chua trồng trong thùng xốp mà chị Hoàn thu được hàng chục kg cà chua. Trong khu vườn 50m2, chị Hoàn còn trồng nào đu đủ, dưa chuột, dâu tây, dưa lê… cùng các loại rau ít sâu bệnh như mùng tơi, rau ngót, xà lách, rau thơm. Rau củ tại khu vườn không chỉ đủ cho gia đình chị sử dụng, để chị tặng người thân, bạn bè mà còn được chị tận dụng để làm món nộm sứa bán cho khách hàng.

"Dịch Covid làm người dân miền biển Đồ Sơn không tiêu thụ được món sứa đặc sản. Tôi mua về chế biến thành nộm để bán cho khách hàng. Các loại rau củ cho món nộm tôi đều tự trồng được nên vừa hạ giá thành, vừa đảm bảo vệ sinh mà lại "giải cứu" được một chút cho bà con", chị Hoàn thật thà chia sẻ.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hết mùa cà chua, chị lại gieo trồng giàn bầu, bí, thiên lý… Những chiếc giàn này trở thành "mái che xanh" cho khu vườn, làm mát cả ngôi nhà. Hàng ngày, chị Hoàn dậy từ 5h sáng để tưới, rửa mặn cho cây do nhà gần biển, nhiều sương muối.
Mẹ đảm trồng giàn cà chua sai trĩu trịt, rau củ ăn quanh năm trên sân thượng.
 

Nhấn để phóng to ảnh

Dàn thiên lý sai hoa của chị Hoàn.

Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 8
 

Nhấn để phóng to ảnh

Mùa nào thức nấy nên khu vườn luôn đa dạng rau củ.
Quả trĩu cành, hoa bốn mùa trên sân thượng của người phụ nữ tại Hải Phòng - 9
 

Nhấn để phóng to ảnh

Không chỉ trồng rau, chị Hoàn còn "mát tay" chăm hoa.

Từ khi có khu vườn, chị cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Nơi đây trở thành không gian để cả gia đình giải trí sau ngày dài làm việc.

Hương Thảo

ST : https://dantri.com.vn/xa-hoi/qua-triu-canh-hoa-bon-mua-tren-san-thuong-cua-nguoi-phu-nu-tai-hai-phong-20210330151025370.htm?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews