• Địa chỉ: Số 23 Lô 1 Khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng

  • Số điện thoại: 0225.626.5678 | Line: 115

  • Email: npkdinhvu@catlong.vn

Cởi trói, bung ra phân bón hữu cơ, sản phẩm vi sinh

ần chính sách, chế tài chặt chẽ, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng sản phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ, qua đó cải tạo chất lượng đất một cách tổng thể.

Suy thoái chất lượng đất khiến cho ảnh hưởng của hạn mặn ĐBSCL lên cây trồng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Ảnh: LHV

 

Chỉ 5-7 năm đã bùng dịch bệnh

Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp về suy thoái đất trong những năm qua: Khi hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, thì dịch bệnh sẽ bùng phát là điều chắc chắn không thể tránh khỏi.

Trên phạm vi từ Bắc đến Nam ở nước ta, cứ vùng nào bắt đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa thâm canh cao, thì thường chỉ được 5-6 năm đầu là ổn, nhưng sau đó đều lại xảy ra dịch bệnh. Năng suất, chất lượng sản phẩm theo đó cũng ngày càng giảm, chứ không còn được như giai đoạn ban đầu.

Giai đoạn đầu đưa canh tác hữu cơ, vi sinh lên các vùng cam ở Hà Giang, bối cảnh lúc ấy không khác gì các vùng cam ở Phủ Quỳ (Nghệ An) hay Cao Phong (Hòa Bình) bây giờ. Nghĩa là chỉ được sau 5-7 năm chu kỳ đầu phát triển tốt, thì càng về sau càng tàn lụi, bùng phát đủ loại dịch bệnh, tiêu biểu như vùng cam Quang Bình (Hà Giang), chỉ sau 5-6 năm phát triển ào ạt, cho năng suất chất lượng cao thì dần tàn lụi...

Ảnh hưởng của suy giảm chất lượng đất đai tới canh tác cây trồng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên và ĐBSCL đang báo động. Ba năm gần đây, chúng tôi triển khai đề tài cải tạo đất nhiễm mặn, tiến hành khảo sát ở rất nhiều tỉnh ĐBSCL, thấy nhiều vùng đất đã có biểu hiện rất rõ về các dịch bệnh trên cây ăn quả.

Vùng ĐBSCL ngày càng chịu ảnh hưởng của hạn mặn, cây ăn quả bị chết, thiệt hại nặng nề. Thiệt hại này ngày càng tiêu cực, nặng nề hơn tới cây trồng khi kết hợp với điều kiện đất đã bị thoái hóa lâu dài do canh tác kiểu bóc lột đất.

Cùng một điều kiện chịu tác động của hạn mặn như nhau, nhưng một số mô hình thí nghiệm của chúng tôi cho thấy, nơi nào có sử dụng cân đối phân bón, có bón phân hữu cơ, kèm theo các chế phẩm vi sinh, thì tỉ lệ cây bị chết do hạn mặn đã không còn đáng kể, trong khi các vườn không áp dụng sâu về giải pháp hữu cơ  - vi sinh thì bị thiệt hại rất nặng nề, một số vườn gần như chết sạch. Điều này cho thấy nếu chúng ta chỉ canh tác đơn thuần về vô cơ thì hệ vi sinh vật ở trong đất gần như không còn nữa.

Tại một số vùng chuyên canh cây thanh long, khảo sát của chúng tôi cho thấy trong vòng một vụ (3 tháng), ước tính có tới bình quân 26-27 lần nông dân phải phun thuốc BVTV các loại. Với tần suất sử dụng các loại hóa chất như vậy, sẽ rất khó để một vi sinh vật nào có thể tồn tại được trong môi trường khốc liệt như thế.

Bên cạnh đó, tại nhiều vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp hàng hóa thâm canh cao, hầu như nông dân ít khi sử dụng thiếu phân bón, mà thường là sử dụng thừa phân bón vô cơ, càng được mùa thì nông dân càng sử dụng nhiều phân bón. Điều này dẫn tới hệ lụy là hệ vi sinh vật trong đất ngày càng suy giảm, hàm lượng các nguyên tố trong đất không cân đối, chai hóa, là nguyên nhân khiến cây trồng không thể hấp thụ được dinh dưỡng.

Phải ngăn nguy cơ thuốc BVTV hóa học “đội lốt” sinh học

Vài ba năm trở lại đây, việc sử dụng các chế phẩm sinh học, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất mới bắt đầu được để ý. Với sự tập trung đầu tư vào mảng sản xuất phân bón vô cơ, chế phẩm vi sinh ngày càng sôi động. Đây là xu hướng rất đáng mừng, và có thể 3-5 năm tới, cơ cấu phân bón vô cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp ở nước ta sẽ rất nhiều.

Xu hướng, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học đang ngày lớn, nhưng nếu không kiểm soát chặt về chất lượng, sẽ là 'lợi bất cập hại'. Ảnh: LB.

 

Xu hướng và nhu cầu thực tế của các loại vật tư như phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học tới đây sẽ là vô cùng lớn, trong đó đã có những loại thuốc BVTV sinh học có hiệu lực tốt, hoàn toàn có thể thay thế được thuốc hóa học, đồng thời cải thiện được môi trường, giúp chi phí sản xuất giảm theo thời gian...

Tuy nhiên, vấn đề đang nảy sinh hiện nay, đó là nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ về chất lượng các chế phẩm vi sinh, thuốc BVTV sinh học thì sẽ lợi bất cập hại. Hiện nay, rất đáng mừng là nông dân đã ngày càng có ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học. Vì vậy đơn cử như với thuốc BVTV, nếu là loại thuốc mà trên bao bì không ghi là thuốc BVTV sinh học, nhất là lại có hình “đầu lâu” thì nông dân đều “né”, thậm chí không thuê được người phun thuốc.

Vì thế, có tình trạng các nhà sản xuất đang luồn lách quy định, có thể tên thuốc BVTV đăng ký là sản phẩm sinh học, nhưng thực tế bên trong đó, lại “độ” thêm các hoạt chất hóa học khác nhằm tăng hiệu lực để bán được hàng càng nhiều càng tốt. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, thì sẽ tạo ra một sự chuyển biến về bức tranh sử dụng thuốc BVTV sinh học chỉ mang tính vỏ bọc, nhưng thực chất thì nông dân vẫn đang đổ thuốc độc ra môi trường. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hại.

Kiểm tra phải chặt chẽ hơn

Hiện nay, cơ quan chức năng khi kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc BVTV, thì chỉ kiểm tra về hoạt chất đã đăng ký. Vì vậy, cần phải có chế tài để kiểm tra xem trong sản phẩm đó, có bị nhà sản xuất trộn thêm hoạt chất nào khác nữa không, đặc biệt là phải kiểm tra xem có hay không các hoạt chất thuốc BVTV đã bị cấm trong sản phẩm.

Nông dân chưa tiếp cận được phân bón hữu cơ giá rẻ

TS Lương Hữu Thành (Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT). Ảnh: Lê Bền.

 

Hệ vi sinh vật trong đất có tồn tại và phát triển được hay không là nhờ vào chất lượng môi trường sống của nó là đất. Đây là điều mà ai cũng biết. Tuy nhiên, vấn đề lớn nằm ở chỗ việc sử dụng các nguồn hữu cơ, phân bón hữu cơ đôi khi tác dụng của nó lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng không được rõ nét như phân vô cơ, nên việc sử dụng phân vô cơ trong một giai đoạn dài đã dần tụt giảm, khiến hệ môi trường sinh thái đất bị vỡ, mất cân bằng.

Có một thực tế là hiện nay, có những nơi thì rất thừa nguồn phân hữu cơ, nhưng có nơi lại rất thiếu. Ví dụ các trang trại chăn nuôi, lượng chất thải rất lớn và thường không thể xử lí được triệt để. Nông dân thường tống thẳng phân, nước thải ra các vùng đất trồng cỏ, đây đều là những vùng đa số đất bị ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên lại có những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn về cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng rau hoa... thì rất thiếu nguồn phân.

Xu hướng chăn nuôi ngày càng tập trung quy mô lớn, không phân tán như ngày xưa. Vì vậy các vùng trồng trọt tập trung thường rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi.

Vì vậy, để tăng cường việc sử dụng phân bón hữu cơ, cải thiện môi trường và hệ sinh vật đất một cách tổng thể cho ngành nông nghiệp, sẽ phải cần tới những chính sách, chế tài mang tính mạnh mẽ hơn nữa. Ở các nước, để tránh việc các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi phát thải ra môi trường, các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ buộc phải trả tiền cho các doanh nghiệp, nông trang chuyên về trồng trọt để được vận chuyển, xử lí và sử dụng nguồn phân hữu cơ này.

TS Lương Hữu Thành cho rằng, cần phải có chính sách, chế tài buộc các doanh nghiệp chăn nuôi phải chi trả xả thải cho người trồng trọt nhằm xử lí, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ. Ảnh: TL.

 

Trong khi đó ở nước ta thì điều này đang ngược lại, nghĩa là các doanh nghiệp, trang trại trồng trọt lại đang phải trả tiền mới có thể mua được phân bón hữu cơ của trang trại chăn nuôi. Thậm chí đối với các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh được sản xuất, đóng bao bài bản, thì người làm trồng trọt đang phải mua với giá quá đắt đỏ.

Hiện phân bón hữu cơ do các nhà máy sản xuất trên thị trường phải gánh rất nhiều chi phí trung gian (trong đó chi phí thương mại chiếm tới 60-70%), nên giá rẻ nhất cũng phải 2.000đ/kg. Nếu tính chi phí trung bình/ha, để cùng cung cấp đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, việc sử dụng phân bón hữu cơ trung bình phải 10 triệu đồng/ha/vụ, quá đắt đỏ so với việc sử dụng phân bón hóa học. Vì vậy, nông dân không mặn mà sử dụng phân hữu cơ do chi phí sản xuất quá cao.

Nếu nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn phân bón hữu cơ đảm bảo chất lượng, giá rẻ, thì tin chắc không có lí do gì mà họ không sử dụng... Qua đó, sẽ tạo được một cách tổng thể nhằm cải tạo chất lượng đất nông nghiệp mang tính bền vững.

(TS Lương Hữu Thành, Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT)

ST:https://nongnghiep.vn/coi-troi-bung-ra-phan-bon-huu-co-san-pham-vi-sinh-d277379.html

Thuế tự vệ giúp Việt Nam tăng cường tự chủ về phân bón

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho rằng, với một nước sản xuất nông nghiệp, tự chủ được sản xuất được phân bón rất quan trọng và cần được bảo vệ.Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung nhấn mạnh, việc giá phân bón trong đó có DAP tăng là do quy luật khách quan của cung cầu thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung nhấn mạnh, việc giá phân bón trong đó có DAP tăng là do quy luật khách quan của cung cầu thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về những thông tin biến động mặt hàng phân bón gần đây, đặc biệt là giá phân DAP, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) Hoàng Trung cho rằng, giá phân bón tăng hiện nay theo đúng quy luật cung cầu thị trường và là khách quan do thế giới tăng.

Theo ông Hoàng Trung, những tháng gần đây giá cả mọi loại hàng hóa trên thế giới đều tăng sau khi việc khống chế dịch Covid-19 đạt kết quả khả quan. Trong đó, các mặt hàng như dầu khí, hóa chất, cước vận tải, container tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành sản xuất phân bón của thế giới.

Theo Cục trưởng Hoàng Trung, hiện mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 10 - 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó khoảng 4 triệu tấn là DAP. Về cơ bản, Việt Nam đã tự chủ được mặt hàng phân bón từ nhiều năm qua, thậm chí năm 2020 còn xuất khẩu trên 4 triệu tấn phân bón các loại.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất phân bón tại Việt Nam lên tới 34 triệu tấn/năm nên sản xuất phân bón trong nước mới đạt sản lượng khoảng 1/3. Do đó, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung khẳng định, không có chuyện khan hiếm phân bón dẫn tới ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của nước nhà trong thời gian tới.

Riêng với mặt hàng phân bón DAP, Cục trưởng Hoàng Trung cho rằng, không phải Việt Nam mà với bất cứ quốc gia nào khi một mặt hàng trong nước tự sản xuất được, cơ quan quản lí nhà nước đều cần có những cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng với sản phẩm nhập khẩu.

Bằng chứng, tại việt Nam từ khi có 3 nhà máy sản xuất DAP là Đình Vũ, Lào Cai và Đức Giang đã giúp giá phân DAP duy trì ổn định suốt nhiều năm qua. Ngay ở thời điểm hiện tại, giá DAP sản xuất trong nước cũng đang có giá bán thấp hơn DAP nhập khẩu từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Từ đó cho thấy vai trò đối trọng, điều tiết quan trọng của các nhà máy DAP trong nước với DAP nhập khẩu.

“Một mặt hàng phân bón quan trọng mà chúng ta tự sản xuất được như DAP, giá lại thấp hơn giá nhập khẩu, chất lượng đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành, không có lí do gì chúng ta không ủng hộ. Bởi các doanh nghiệp này phát triển sẽ giúp ngành nông nghiệp và nông dân được hưởng một thị trường phân bón ổn định mang tính lâu dài và bền vững, tránh việc bị phụ thuộc vào nước khác”. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung nhấn mạnh.

Tuy nhiên theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung, ngay khi giá mặt hàng DAP tăng mạnh, Cục đã liên hệ với các nhà máy sản xuất DAP trong nước đề nghị hạn chế tối đa xuất khẩu để ưu tiên tối đa thị trường trong nước để cân bằng ổn định.

Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng có những khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân sử hiệu phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn, bởi thực tế hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp, chỉ đạt 50 - 60% dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Trước việc giá mặt hàng phân bón DAP nhập khẩu về Việt Nam lên tới 15.000 - 16.000 đồngkg, một số doanh nghiệp nhập khẩu DAP đã có đơn kiến nghị Bộ Công thương, Thủ tướng đề nghị tạm bỏ thuế phòng vệ thương mại với mặt hàng DAP.

Bộ Công thương sau khi tiến hành rà soát, đánh giá và tham vấn các đơn vị liên quan đã ra thông báo cho rằng, việc áp thuế tự vệ đã được cân nhắc, tính toán rất kỹ lưỡng, cũng như đánh giá ảnh hưởng tới các bên liên quan, bên cạnh đó giá phân DAP tăng do yếu tố khách quan thế giới tăng, hơn nữa pháp luật hiện hành không có quy định về việc tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ theo những biến động mang tính thời điểm.

ST : https://nongnghiep.vn/thue-tu-ve-giup-viet-nam-tang-cuong-tu-chu-ve-phan-bon-d285825.html

Thuế tự vệ với phân bón đang bảo vệ lợi ích cho ai?

Giá phân bón DAP tăng cao, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng một phần nguyên nhân là do việc áp thuế tự vệ không còn phù hợp, có chăng chỉ bảo vệ lợi ích cho một số doanh nghiệp trong nước như DAP Lào Cai và DAP Đình Vũ, thay vì đại đa số người nông dân.

Ngày 24/2/2021, trước diễn biến tăng giá bất thường của các mặt hàng phân bón sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong đó đặc biệt là phân DAP nhập khẩu, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinacam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương để phản ánh về vấn đề này.

"Cơn khát" DAP

Ông Hải cho biết, để bảo trợ cho các nhà máy sản xuất trong nước (chủ yếu là DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai), ngày 2/3/2018, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc tiếp tục duy trì biện pháp tự vệ và thuế nhập khẩu đang thực sự phản tác dụng. Phân DAP trong nước khan hiếm khiến giá tăng vọt làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản, người chịu thiệt hại cuối cùng là nông dân.

gia-phan-bon-DAP-tang-chong-ma-1568-4708

Giá phân bón DAP tăng chóng mặt trong những tháng đầu năm 2021. 

Từ tháng 12/2020, do giá thế giới tăng: tàu biển khan hiếm, giá cước container tăng cao gấp 3-5 lần trước đó cộng với hàng rào kỹ thuật từ biện pháp tự vệ khiến giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam tăng đột biến. Hiện tại, tồn kho hàng DAP nhập khẩu gần như bằng 0, trong khi nhu cầu vụ Xuân - Hè đang đến gần khiến giá bán tại Việt Nam tăng gần như "thẳng đứng".

Trước tình hình khẩn cấp như vậy, để có đủ nguồn DAP phục vụ cho vụ Xuân - Hè (vụ sản xuất lớn nhất tại thị trường phía Nam) đang tới gần, Vinacam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời huỷ bỏ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu bổ sung cho nhu cầu tại Việt Nam để các giao dịch nhập khẩu có thể trở lại từ đầu tháng 3/2021.

"Ngoại trừ yếu tố khách quan giá thế giới tăng, Vinacam bảo lưu và chịu trách nhiệm về báo cáo của mình với Chính phủ khi nhận định lượng tồn kho DAP nhập khẩu trong nước đang ở mức thấp nghiêm trọng. Tại ngày 1/3/2021, tổng DAP tồn kho của Vinacam là 512 tấn so với 22.671 tấn cùng kỳ năm 2020", ông Hải thông tin.

Đáng chú ý, trong văn bản báo cáo Chính phủ ngày 24/2, Vinacam ghi nhận giá bán DAP Đình Vũ tại chợ đầu mối TP.HCM là 10.400.000 đồng/tấn; tuy nhiên ngày 3/3 đã lên 11.200.000 đồng/tấn và vẫn có chiều hướng tăng. Giá DAP xanh Trung Quốc ngày 3/3 đã tham chiếu mức 565-570 USD/tấn FOB và không ai có thể dự đoán tương lai sẽ tiếp tục lên mức nào. Trong khi đó, Ấn Độ buộc phải mở thầu mua trong thời gian tới, đồng nghĩa "cơn khát" DAP trên toàn thế giới chưa có điểm dừng.

Và với giá FOB như trên, cộng cước vận chuyển, thuế nhập khẩu, thuế phòng vệ thương mại, các loại phí liên quan, giá vốn hàng nhập khẩu về tới TP.HCM đã lên xấp xỉ 16.000.000 đồng/tấn.

Đáng chú ý, về thông tin phản hồi sản xuất DAP cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu, không hề khan hiếm, ông Hải cho biết ngày 25/2/2021, Vinacam có công văn đề nghị mua 15.000 tấn DAP Đình Vũ và 15.000 tấn DAP Lào Cai. Tuy nhiên, chỉ DAP Đình Vũ có phản hồi tích cực nhưng chỉ có thể duyệt bán cho Vinacam 2.000 tấn với giá 10.646.000 đồng/tấn, thời gian giao hàng dự kiến từ 19/3/2021.

"Riêng DAP Lào Cai hoàn toàn không có hồi âm! Nếu dư nguồn, tại sao các nhà máy không tích cực bán ra để bình ổn thị trường ngăn đà tăng chóng mặt cả của phân DAP sản xuất trong nước và DAP nhập khẩu hiện nay?", ông Hải nêu vấn đề.

Trong nước khan hiếm, vì sao vẫn xuất khẩu?

Trong khi đó, phản ánh với Kinh Doanh, ông Nguyễn Đức An Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Richfarm Việt Nam chuyên kinh doanh phân bón có trụ sở tại TP.HCM, dẫn ra hàng loạt số liệu về sự bất cập của ngành phân bón.

Cụ thể, báo cáo thường niên ngành phân bón của AgroMonitor năm 2020 cho thấy, tổng lượng sản xuất phân DAP tại Việt Nam là 368.000 tấn vào năm 2019 và 391.000 tấn vào năm 2020. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê hải quan, sản lượng xuất khẩu DAP từ Việt Nam có nguồn gốc từ 2 nhà máy DAP Vinachem trong năm 2020 đạt hơn 127.000. Với việc đẩy mạnh xuất khẩu như vậy, lượng hàng còn để tiêu thụ trong nước trong năm 2020 còn khoảng 264.000 tấn.

Để bù vào lượng thiếu hụt DAP trong nước, trong năm 2020, Việt Nam cần nhập khẩu 678.000 tấn, với thuế phòng vệ trong năm 2020 ở mức 1.050.662 đồng/tấn, tính ra người nông dân Việt Nam gánh số thuế phòng vệ 711 tỷ đồng để sử dụng phân bón ngoại nhập, trong khi hàng trong nước được bảo hộ lại xuất khẩu sang các thị trường Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc. Như vậy khác nào chính sách Nhà nước Việt Nam đưa ra để có lợi cho nông dân nước ngoài?

Đáng chú ý, ông Sơn cho hay, được sự bảo hộ của Nhà nước, các nhà máy DAP trong nước lại xuất khẩu 21.643 tấn DAP trong tháng 1/2021 và 20.000 tấn trong tháng 2/2021. Giá xuất khẩu đều thấp hơn giá DAP Vinachem bán trong tháng 1/2021 tại thị trường nội địa Việt Nam. Do đó, chính sách áp thuế phòng vệ lên DAP chỉ để cho các nhà máy này xuất khẩu và không đem lợi lại cho người nông dân Việt Nam.

Vào thời điểm đầu tháng 3/2021, giá chào từ Trung Quốc về Việt Nam đã ở mức 585 USD/mt CFR Hồ Chí Minh và từ Nga là 600 USD/mt CFR Hồ Chí Minh cho mặt hàng DAP 18-46-0, hàng xá chưa đóng bao. Với thuế nhập khẩu 6% và thuế phòng vệ 45 USD/tấn và chi phí đóng bao 15 USD/tấn, giá hàng Trung Quốc giao tại cảng đã lên tới 15.600.000 đồng/tấn (giá chi phí của nhà nhập khẩu chưa tính lợi nhuận).

Theo ông Sơn, với tình hình giá này không cách gì người nông dân chịu nổi. Với giá cả thế giới ngày càng tăng cao như vậy, các nhà máy DAP trong nước nên tập trung cung cấp cho thị trường nội địa thay vì xuất khẩu phần lớn sản lượng.

"Giá DAP Đình Vũ tại thị trường TP.HCM ngày 4/3 đã lên 11.200.000 đồng/tấn và DAP của Đức Giang đã được chào giá 14.000.000 đồng/tấn. Giá thay đổi theo từng ngày. Do đó, rất cần thiết bù đắp bằng một lượng hàng trong nước lẫn nhập khẩu để bình ổn giá trong nước", ông Sơn nói.

Đại diện Công ty TNHH Richfarm Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương xem xét cấp hạn ngạch nhập khẩu phân DAP từ các thị trường như Nga, Hàn Quốc, Úc... Theo đó, "điều này sẽ dung hòa được lợi ích của các bên liên quan cũng như chấm dứt lo ngại phân bón Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam gây thiệt hại tới ngành sản xuất trong nước nếu bỏ hẳn thuế tự vệ".

Các DN nhập khẩu dự báo, nếu không có giải pháp căn cơ, tình hình giá phân DAP ở mức cao sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Trong khi đó, thông tin trên báo chí, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công Thương sẽ có đánh giá tác động, bao gồm cả tác động cung cầu. Riêng phân bón DAP sẽ xem xét tổng thể thông tin, trong đó có những thông tin liên quan đến việc giá thế giới tăng, nguồn cung khan hiếm mà doanh nghiệp cung cấp.

"Chúng tôi phải xác minh thông tin có đúng không, từ số liệu nhập đến chi phí sản xuất cho bán hàng…", đại diện Cục Phòng vệ thương mại nói.

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP/MAP nhập khẩu có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00. Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP/MAP nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Lê Thúy

ST:https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/thue-tu-ve-voi-phan-bon-dang-bao-ve-loi-ich-cho-ai-1076905.html?fbclid=IwAR1rWmz1BEUjN-3lPREW1bhVv6oY2dMVMww4a1dRHIhca0uFkt8NwPb_WFk

Nhãn Hưng Yên ra hoa sai trĩu

Đến nay đã có trên 90% diện tích nhãn của tỉnh Hưng Yên bắt đầu ra hoa. Trong đó, nhiều địa phương nhãn ra hoa đạt 100% diện tích.

Do thời tiết vụ Đông vừa qua có rét đậm kéo dài, thuận lợi cho cây nhãn, vải phân hóa mầm hoa, nên đến nay đã có trên 90% diện tích nhãn của tỉnh Hưng Yên bắt đầu ra hoa. Nhiều địa phương ở khu vực thành phố Hưng Yên có tỷ lệ diện tích nhãn ra hoa đạt 100%.

Nhãn ra hoa nhiều còn do các nhà nông trên địa bàn biết tác động sớm các biện pháp kỹ thuật như: xiết nước (dừng tưới), hãm cây (khoanh cành, chặn rễ) hoặc tưới chế phẩm Chlorate Kali (KClO3).

Hầu hết diện tích nhãn ở Hưng Yên đều có hoa. Ảnh: Hải Tiến.

Theo kinh nghiệm của các nhà vườn trồng nhãn lâu năm. Việc nhãn sai hoa năm nay là sẽ hứa hẹn một vụ mùa bội thu sản lượng quả. Tuy nhiên, từ nay tới cuối vụ thu hoạch còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành và phát triển của quả nhãn như, thiên tai, dịch bệnh, kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh và thị trường tiêu thụ nhãn quả...

Hiện nay, thời tiết ở Hưng Yên nói riêng, ĐBSH nói chung đang có mưa phùn và độ ẩm không khí rất cao (≥ 80%), các nhà vườn cần chú ý:

Với các vườn nhãn có ngồng hoa nhưng hoa chưa nở, cần phun phòng sớm các bệnh phấn trắng, sương mai và sâu cắn ngọn giò hoa, nhất là với các vườn giò hoa mới nhú.

Các vườn nhãn đang nở hoa rộ, dùng chế phẩm nano canxi super kết hợp nano bạc đồng phun đều lên tán lá và chùm hoa, giúp chống nấm khuẩn, rụng quả, nứt quả và nám quả.

Các vườn nhãn đã hoàn thành thụ phấn thụ tinh (cánh hoa đã chuyển sang dạng héo chờ rụng), dùng cù lèo rung nhẹ cành cho cánh hoa rơi triệt để (tránh để các cánh hoa khô rụng dính bết vào quả hoặc chùm quả, tạo trung gian lan truyền các loại sâu bệnh hại nhãn). Sau đó phun ngay chế phẩm nano bạc đồng + nano canxi super, chống mưa acid, phòng nấm bệnh và héo rụng quả non.

Lưu ý, sử dụng các chể phẩm nói trên cả trong điều kiện hoa nhãn nở gặp thời tiết thuận lợi, nắng ấm, độ ẩm không khí thấp, không mưa phùn... đều rất tốt, giúp cây thúc đẩy quang hợp, phòng ngừa từ xa các đổi tượng dịch bệnh và thời tiết gây hại quả nhãn.

Được biết, tổng diện tích nhãn của Hưng Yên đạt hơn 4.000ha, gồm các giống, nhãn muộn Khoái Châu (khoảng 1.500ha) gieo trồng chủ yếu ở huyện Khoái Châu và giống nhãn Hương Chi chín sớm, chín chính vụ (hơn 2.500ha), trồng tập trung ở khu vực thành phố Hưng Yên và phụ cận.

ST: https://nongnghiep.vn/nhan-hung-yen-ra-hoa-sai-triu-d285078.html

Sơn La du ký: Lạc giữa thiên đường trắng

Sơn La du ký: Lạc giữa thiên đường trắng

Tôi dám chắc người có trái tim khô cằn nhất cũng đập loạn nhịp khi lạc giữa thiên đường ấy bởi trên trời là mây trắng, dưới đồi, thung là miên man hoa mận trắng.

Một túp lều nương giữa mênh mông hoa mận trắng. Ảnh: Dương Đình Tường.


Người khôn mới làm được mận "ngố"

Đường chân trời như biến mất khi màu trắng của mây lẫn trong màu trắng của hoa mận. Những ngôi nhà be bé bên triền núi, triền đồi tưởng chừng cũng bồng bềnh trôi trong sắc trắng tinh khôi ấy. Khắp không gian ong bướm rộn ràng bay, chim chóc rộn ràng hót.

Nhắc đến mận Sơn La người ta hay nói về Vân Hồ, Mộc Châu nhưng ở Yên Châu quả cũng ngon không hề kém cạnh, vị chua rôn rốt mà ngọt hậu đậm đà. Xã Lóng Phiêng là thủ phủ của mận Yên Châu với hàng trăm ha trải dài tít tắp.

Băng qua chiếc cầu bắc tạm bằng ba bốn cây bương, chênh chao vì không có tay vịn tôi như người say khi lạc bước vào thiên đường hoa rộng mênh mông của anh Phạm Công Hoan ở bản Yên Thi. Vườn có 250 gốc mận, đều đang ở độ tuổi thứ 7, 8 - thời kỳ sung sức nhất, khiến cho khách đường xa len lỏi dưới tán cây ai nấy đều cúi đầu, thu tay lại vì sợ làm rụng những cánh hoa mỏng manh đang ánh lên như tuyết.

Anh Hoan khoát một vòng tay để 'đo' độ rộng nương mận nhà mình. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bố mẹ anh quê gốc ở Hưng Yên lên khai hoang từ năm 1985, khi đó nơi đây chỉ toàn là đất bạc màu, cỏ tranh chen lẫn với cỏ lau không có ai chịu nhận. Do chậm chân, hết mất đất tốt nên gia đình đành phải nhận mảnh nương khô cằn ấy để trồng ngô. 7, 8 năm trước anh mới chuyển hướng sang mận bằng cách rất công phu là múc đất thành từng hố, bỏ phân hữu cơ vào cải tạo để trồng cây.

Thời gian kiến thiết rất lâu, 4 - 5 năm đầu gần như không có thu hoạch mà chỉ thấy tiền của, công sức đổ ra nhiều như nước ngoài suối. Năm 2019 anh học theo dân bản Ôn ở huyện Mộc Châu nơi có kỹ thuật rất mới là cắt tỉa cành mận để cho quả được to hơn.

“Để cành vươn tốt tươi nhìn rất thích mắt nên khi tôi cắt tỉa cây đến trơ trụi bà con đều bảo làm thế sao có quả mà thu? Dở người à? Mỗi gốc có được 1 tạ quả hay không? Ngay cả vợ cũng ca cẩm vì xót của nên tôi phải đuổi về, tự tay mình cắt tỉa hết, mãi về sau thấy vợ nguôi nguôi mới cho tham gia vào”, anh nhớ lại thời gian đầu khởi nghiệp.

Một vài quả mận non còn sót lại. Ảnh: Dương Đình Tường.

Năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật này cây ra hơi ít quả nhưng sang đến năm thứ hai thì mỗi gốc mận 50kg quả của nhà anh Hoan còn thu được nhiều tiền hơn mỗi gốc 1 tạ quả của nhà khác. Trung bình mận chọn 45 quả/kg đã là to nhưng vườn này đạt tới 23 quả/kg. Giá bán loại “mận ngố” như thế cao gấp hai, gấp ba lần thông thường nên ngay vụ đó anh đã lãi được 300 triệu.

Năm 2020 Sơn La bị một trận mưa đá hiếm gặp trong một đời người nhưng vườn của anh vẫn thu tới 2 tấn “mận ngố”, hầu như không có mận thường trong khi vườn nhà khác “mận ngố” chỉ lác đác. “Kỷ lục về giá năm 2019 tôi bán loại mận ngố chị 50.000 đồng/kg nhưng hồi ấy yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, chăm sóc chưa tốt "ngố" chị có 32 quả/kg trở xuống, "ngố" em có 40 quả/kg đổ xuống. Tới năm 2020 "ngố" chị tôi bán đã 23 quả/kg trở xuống rồi”, anh kể.

Anh Hoan bảo tôi, tổng cộng nhà có 5ha mận trong đó cắt tỉa gọn gàng như cây cảnh được 3ha, dự định sẽ sớm áp dụng nốt. Năm nay trong mặt bằng chung được mùa hoa của cả vùng nhưng vườn nhà anh vẫn khác biệt ở chỗ hoa to hơn, tỷ lệ bông đuôi chồn nhiều hơn và hầu như không có quả mận dọc, còi cọc, trái mùa. Những bông hoa ngắn dạng đuôi chồn ấy về sau sẽ đậu chừng 5 - 7 quả, quả to đặc biệt gọi là mận "ngố”.

Bông hoa mận dạng đuôi chồn như thế này sẽ cho ra 5-7 quả 'mận ngố'. Ảnh: Dương Đình Tường.

Theo anh Hoan, “hoa rất quan trọng nhưng nếu không có lộc để nuôi dưỡng cũng không thành quả. Bởi thế, tỷ lệ đẹp giữa hoa và lộc là ¾ và ¼. Thời điểm chuẩn bị tắt hoa này có ý nghĩa quyết định 50/50 với sự thành bại của một mùa vì chỉ cần có rệp bám vào lộc là sinh ra quả vẹo, quả vọ, coi như bỏ”.

Từ 20 tháng 12 âm lịch cho đến tết là quãng thời gian các nhà vườn ăn rồi chỉ có mỗi việc là đeo bình đi phun. Anh Hoan toàn sử dụng “thuốc mát” - một loại chế phẩm sinh học để đỡ hại hoa, thứ nữa cũng là để đỡ hại người. Là nhà báo từng viết loạt bài về những ngôi nhà được dựng bằng chai thuốc trừ cỏ ở Sơn La nên tôi đặc biệt để ý đến chúng nhưng ở đây không thấy một bóng dáng vỏ bao nào. Anh bảo cây mận vốn rất nhạy cảm với loại hóa chất này, chỉ cần chạm vào là bị chột nên 5 năm nay tuyệt đối không còn dùng.  

Một hai năm về đây cây mận có giá nên hầu như chẳng nhà vườn nào ở đây chặt cành để bán nhưng vẫn lác đác thấy hoa mận bày ven đường 6 dịp cận tết bởi đó là những cây cỗi, chuẩn bị chặt hoặc một số đồng bào thiếu hiểu biết không tính được giữa giá trị của hoa và giá trị của quả. Mỗi lần thấy một cành mận bị bày bán như thế anh Hoan tâm sự thấy rất xót xa.

Anh Hoan cuốc đất để trồng dặm một gốc mận mới. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ngắm hoa quên cả đói

Men theo một lối mòn tím ngắt hoa dại uốn quanh triền đồi tôi tìm đến túp lều canh nương của anh Phạm Văn Huấn cũng ở bản Yên Thi. Đứng ở trên nóc lều canh phóng tầm mắt ra xa là bạt ngàn hoa trắng lấp lánh trong nắng vàng, là dòng suối trong xanh, là con đường cong như một dải lụa vắt hờ hững ngang lưng chừng núi.

Nhà anh Huấn có 3 nương mận tổng diện tích 3ha với khoảng 700 gốc riêng khu vực này đã 450 gốc. Hai năm nay anh áp dụng kỹ thuật không làm đất để nuôi cỏ chống xói mòn, tiêu độc chất từ phân hóa học và tạo thêm mùn bã hữu cơ. Hơn thế, nhờ có thảm cỏ mà đất bên dưới lúc nào cũng ẩm kịp cho cây mận ra hoa đều vào đúng mùa khô khát nhất. Ngoài ra anh còn sử dụng hệ thống tưới bơm nước từ dưới suối, có vòi dẫn đến từng gốc, đi bất cứ đâu, hễ có sóng điện thoại là có thể ra lệnh cho máy hoạt động.

Vườn mận không làm cỏ của anh Huấn. Ảnh: Dương Đình Tường.
Anh Huấn đang kiểm tra hoa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nghề trồng mận cũng lắm lao đao, lúc bởi giá cả thị trường trồi sụt, khi bởi thiên tai, bão gió bất thường. Suốt từ năm 2013 - 2017 giá mận rẻ tới mức chỉ 2.000 đồng/kg trong khi công thuê hái đã 1.000 đồng/kg nên anh bị lỗ nặng. Bắt đầu từ 2019 khi giá tăng cao, năng suất vườn đã có, gia đình anh mới lãi được 350 triệu.

Năm 2015 gặp đợt rét kỷ lục tuyết phủ dày 3 - 4cm trên các mái nhà, tuyết phủ trắng trên những gốc mận non nhưng kỳ lạ thay sau đó cây vẫn đâm chồi, bật lộc. Năm ngoái khi mưa đá xong, ra đồi nhìn quả mận xanh rụng dày đặc trên đá trắng, sờ tay vào lạnh buốt nhưng lòng chủ vườn còn lạnh buốt hơn. Là đàn ông anh cố kìm nén còn vợ anh thì như người mất hồn đến mấy hôm.

Mùa mận đó, tổng thu của anh chị chỉ được có hơn 300 triệu. Bởi thế, chứng kiến mùa hoa đẹp chưa từng có như năm nay, những chủ vườn như anh hết vào ra ngắm nương nhà mình lại đến nhà chúng bạn để vừa ngắm vừa bình luận hay chia sẻ kinh nghiệm.

Nhiều lúc ngắm hoa mà anh Sản quên cả bữa trưa. Ảnh: Dương Đình Tường.
Bạt ngàn hoa mận. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hết xuống dốc, vượt con suối cạn tôi lại ngược dốc để đi lên nương mận 400 gốc đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh của anh Nguyễn Văn Sản. Bên một mỏm đá rêu phong, mấy thành viên trong gia đình anh đang chuyện trò khe khẽ trong tiếng tao tác của gà trưa gáy, kêu mùa tình tự. Mới bước vào độ tuổi thứ 6, nghĩa là khá non nhưng năm ngoái vườn mận đã trả công chủ nhân mình bằng số lãi 160 triệu.

Nở một nụ cười mãn nguyện, anh bảo với tôi rằng: “Nhiều lúc lên nương ngắm thấy hoa nở đều, cánh dày, bông to, cây khỏe, tôi phấn khởi đến mức mê mải quên cả thời gian, 1 giờ chiều, vợ gọi điện báo cơm nhưng cũng chẳng muốn về nhà bởi bụng lúc nào cũng lưng lửng…”. Niềm vui của anh cũng giống như niềm vui của người nông dân đi giữa mùa vàng ngập tràn hương lúa chín vậy.

Một vài cánh hoa vương trên tóc, trên áo cũng đủ để cho tôi ra về mà lòng còn đầy lưu luyến, nhung nhớ cả một khoảng trời Tây Bắc mùa này đang ngập tràn trong sắc trắng…

Yên Thi - tên bản được ghép bởi tỉnh Hưng Yên và huyện Ân Thi, gốc gác chính của 180 hộ lên đây khai hoang. Giờ cỡ 50 - 60% có nhà lầu, 30 - 40% có xe hơi, năm 2020 dính trận mưa đá khủng khiếp, mất mùa nên tốc độ mua xe của bà con có chậm lại nhưng vẫn hơn 10 cái. Vụ mận này nếu thành công có lẽ sẽ thêm 20 chiếc nữa "tìm đường" về bản.

ST : https://nongnghiep.vn/son-la-du-ky-lac-giua-thien-duong-trang-d284889.html

Nông sản Hải Dương: Vì sao Hải Phòng "cấm cửa", Hà Nội rộng đường chào đón?

Lí do là vì chưa có quy trình hướng dẫn thống nhất bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19 trong sản xuất, thu hoạch, bao gói, vận chuyển nông, lâm thủy sản tươi sống từ vùng dịch ra ngoài…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo văn bản số 1193 ngày 24/2, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Chỉ thị số 5 về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Chỉ thị số 6 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và Thông báo số 28 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Nông sản Hải Dương: Vì sao Hải Phòng cấm cửa, Hà Nội rộng đường chào đón? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Xe chở nông sản từ Hải Dương (ảnh: Vietnamnet)

Phó Thủ tướng giao các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trên cơ sở báo cáo và kiến nghị của Bộ Công Thương, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; khẩn trương hướng dẫn, hỗ trợ, có các giải pháp khả thi, kịp thời để tạo thuận lợi cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là đối với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19, không để tình trạng ách tắc trong khâu giao nhận, vận tải làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đồng thời bảo đảm yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Bộ Công Thương được yêu cầu chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh triển khai các hoạt động kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng tại thị trường trong nước và xuất khẩu; chủ động theo dõi, nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền.

Trong văn bản này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng dẫn báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết: Thực tế, hầu hết các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại cửa ngõ ra vào địa bàn các tỉnh, thành phố lân cận đều hạn chế xe hàng hóa ra vào tỉnh Hải Dương. Điều này làm cho hàng hóa bị ách tắc, nông sản bị hư hỏng, gây nhiều khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu đến hạn phải giao hàng, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Theo phản ánh từ các địa phương, doanh nghiệp, việc thực hiện yêu cầu xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 7/2/2021 về việc hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa có nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến việc nông sản bị tồn ứ khó tiêu thụ, cụ thể:

Cụ thể: Tất cả các lái xe khi qua trạm kiểm dịch phải có giấy xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, các đơn vị y tế chỉ phục vụ xét nghiệm cho người thuộc diện cách ly, chưa xét nghiệm dịch vụ. Hơn nữa, năng lực xét nghiệm của các địa phương có dịch chưa đáp ứng đủ, kịp thời. Kết quả xét nghiệm không thể hiện rõ thời hạn hiệu lực của phiếu xét nghiệm… khiến nhiều doanh nghiệp, lái xe phải tạm ngừng hoạt động hoặc kinh doanh cầm chừng.

Nông sản Hải Dương: Vì sao Hải Phòng cấm cửa, Hà Nội rộng đường chào đón? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nông sản, hàng hóa từ Hải Dương gặp vướng mắc lưu thông tại Hải Phòng những ngày vừa qua (ảnh: Vietnamnet)

Một số doanh nghiệp phản ánh, khi làm xét nghiệm tại một số cơ sở y tế tư nhân đã không được công nhận (doanh nghiệp không biết kiểm tra âm tính Covid-19 ở đâu và giấy xác nhận có thời hạn bao lâu…). Trong khi đó, thời gian nhận kết quả PCR mất nhiều thời gian, CDC Hải Dương và các điểm xét nghiệm đang quá tải với việc xét nghiệm phòng chống dịch nên không thể đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm của các doanh nghiệp và lái xe.

"Chưa có quy trình hướng dẫn thống nhất bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19 trong sản xuất, thu hoạch, bao gói, vận chuyển nông, lâm thủy sản tươi sống từ vùng dịch ra ngoài. Hiện các địa phương áp dụng quy trình khác nhau, TP. Hải Phòng thì cấm, TP. Hà Nội không cấm người và hàng hóa của tỉnh Hải Dương… Vì vậy, cả bên mua và bên bán đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh nông sản…" - văn bản nêu rõ.

Trong khi đó, thông tin về an toàn y tế của các sản phẩm được sản xuất tại các tỉnh đang có dịch của chính quyền và các cơ quan chuyên môn có liên quan (ngành nông nghiệp và ngành y tế) chưa được đưa ra chính thức, tạo tâm lý e dè của nhà thu mua và người tiêu dùng…

Những khó khăn vướng mắc nêu trên đã dẫn đến tình trạng nông sản bị tồn ứ, khó tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Báo cáo nhanh của Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ cầm chừng. Hiện hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng nặng nề.

Hải Phòng nới lỏng lưu thông hàng hóa, phương tiện từ Hải Dương

Ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, từ 20h tối 24/2, các phương tiện vận tải hàng hóa được lưu thông trên quốc lộ 5. Đây là động thái nới lỏng biện pháp phòng chống dịch của Hải Phòng.

Các phương tiện vận tải hàng hóa từ Hải Dương vào thành phố phải có hợp đồng, đơn hàng (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng…); các lái xe và phụ xe phải có giấy xét nghiệm âm tính đối với Covid-19 bằng phương pháp PCR tại các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm trong thời gian 5 ngày gần nhất.

Đối với các lái xe và phụ xe chở hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa phương khác, phải có Giấy xác nhận ghi rõ tên lái xe và phụ xe của chủ phương tiện hoặc UBND cấp xã; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Các phương tiện không trả, nhận hàng tại Hải Dương thì không được dừng, đỗ trên địa bàn Hải Dương. Các chủ phương tiện, chủ giao nhận hàng giám sát việc lái xe, phụ xe áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chịu trách nhiệm khi lái xe, phụ xe làm lây lan dịch bệnh Covid-19 trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Sưu tầm : https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nong-san-hai-duong-vi-sao-hai-phong-cam-cua-ha-noi-rong-duong-chao-don-20210225001826402.htm

Bộ Giao thông lên tiếng việc Hải Phòng "cấm cửa" phương tiện Hải Dương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẳng định phòng chống lây nhiễm Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi trong lưu thông vận tải hàng hóa giữa tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND TP Hải Phòng và UBND tỉnh Hải Dương, Sở GTVT của hai tỉnh này liên quan việc đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi và an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Để phòng chống lây nhiễm dịch Covid-19 vẫn đảm bảo thuận lợi trong lưu thông, tháo gỡ khó khăn cho vận tải hàng hóa giữa tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng, Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT Hải Dương nắm bắt nhu cầu xét nghiệm của lái, phụ xe vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, phối hợp với đơn vị chức năng xét nghiệm nhanh cho đối tượng này theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa.

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Hải Dương thống kê số lượng lái xe, phụ xe hiện đang nằm trong vùng cách ly, phong tỏa; lên phương án sử dụng số lái, phụ xe bên ngoài vùng cách ly, phong tỏa thay thế cho lái xe, phụ xe đang bị cách ly; phối hợp với Sở GTVT Hải Phòng nghiên cứu, xem xét giải quyết kiến nghị của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về việc có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vận tải hàng hóa giữa tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng.

Bộ Giao thông lên tiếng việc Hải Phòng cấm cửa phương tiện Hải Dương - 1

 

Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo tổ chức phun khử khuẩn xe chở hàng hóa và giám sát quản lý chặt lái, phụ xe, yêu cầu hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch như: Đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sát khuẩn tay thường xuyên, khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện hàng ngày... nhằm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh qua vận tải hàng hóa.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao phối hợp với Sở GTVT Hải Dương và Hải Phòng thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về thực hiện phân luồng giao thông trên các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương, để phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi.

Trước đó, Sở GTVT Hải Dương đã có văn bản "cầu cứu" Bộ GTVT, Tổng cục Đường Bộ Việt Nam, đề nghị tháo gỡ khó khăn cho phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.

 Cụ thể, TP. Hải Phòng không cho các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 5 (QL5) từ ngày 22/2, đặc biệt là xe xuất phát từ Hải Dương phải quay đầu trở lại. TP. Hải Phòng yêu cầu xe chở hàng hóa từ Hải Dương chỉ được vào Hải Phòng khi có hợp đồng, đơn hàng cụ thể (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng…) và lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR (có giấy xác nhận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương) trong thời gian 3 ngày gần nhất.

Hải Phòng cũng yêu cầu xe phải có giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp vận tải là lái xe được ăn ở và quản lý tập trung, tuân thủ tuyệt đối các biện pháp 5K về phòng chống dịch của Bộ Y tế, phun khử khuẩn bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho toàn bộ hàng hóa và phương tiện.

"Những điều kiện trên dẫn đến khó khăn cho hoạt động vận tải lưu thông từ Hải Dương đi Hải Phòng; đặc biệt là việc lưu thông hàng hóa ra Cảng quốc tế Hải Phòng" - Sở GTVT Hải Dương cho hay.

Chiều 23/2, UBND TP.Hải Phòng đã có phản hồi về tình hình nói trên và cho rằng thông tin được Hải Dương nêu ra là chưa khách quan.

"Hàng hóa xuất nhập khẩu và phục vụ sản xuất từ Hải Dương ra vào Hải Phòng vẫn lưu thông, không có chuyện gây khó, ngăn sông cấm chợ - UBND TP. Hải Phòng khẳng định và cho biết thêm: Việc áp dụng các biện pháp mạnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số địa phương. 

TP.Hải Phòng cũng nhấn mạnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, trong khi Hải Phòng là địa phương có đến 5 huyện giáp ranh với Hải Dương, với nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng và đường mòn, lối mở tiếp nối với Hải Dương, một trong những tỉnh có số ca mắc bệnh cộng đồng nhiều nhất cả nước, đến nay tất cả các huyện và thành phố thuộc tỉnh Hải Dương đều có ca nhiễm cộng đồng.

Kiểm tra thực tế cũng cho thấy, tại các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ và các đường mòn, lối mở giáp ranh giữa Hải Phòng và Hải Dương có rất nhiều hàng hóa là lương thực, thực phẩm được người dân từ Hải Dương vận chuyển đến Hải Phòng tiêu thụ.

Đối với các lái xe của Hải Phòng chở hàng đi tỉnh Hải Dương, thành phố này cũng yêu cầu rất nghiêm ngặt, phải có xác nhận của chủ phương tiện hoặc của UBND xã, phường, thị trấn; khi trở về thì chỉ phải ở tại khu tập trung do chủ phương tiện bố trí và lấy mẫu để xét nghiệm (trường hợp cố tình về nhà thì mới bắt buộc vào nơi cách ly tập trung)…

Liên quan đến tình hình nói trên, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng kiến nghị UBND TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương lựa chọn địa điểm đủ điều kiện làm nơi xử lý các biện pháp phòng chống dịch đối với lái xe, xe và hàng hóa; thực hiện việc đổi lái xe đủ điều kiện để điều khiển phương tiện vào địa bàn.

Đối với xe vận tải hàng xuất nhập khẩu vào các cảng của Hải Phòng, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần có quy định hành lang lưu thông của phương tiện; đăng ký danh sách lái xe đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch mới được điều khiển phương tiện. Lái xe nếu ở lại Hải Phòng phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, ăn uống, nghỉ ngơi tại nơi có đủ điều kiện phòng chống dịch.

Liên quan đến tình hình nói trên, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng kiến nghị UBND TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương lựa chọn địa điểm đủ điều kiện làm nơi xử lý các biện pháp phòng chống dịch đối với lái xe, xe và hàng hóa; thực hiện việc đổi lái xe đủ điều kiện để điều khiển phương tiện vào địa bàn.

Đối với xe vận tải hàng xuất nhập khẩu vào các cảng của Hải Phòng, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần có quy định hành lang lưu thông của phương tiện; đăng ký danh sách lái xe đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch mới được điều khiển phương tiện. Lái xe nếu ở lại Hải Phòng phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, ăn uống, nghỉ ngơi tại nơi có đủ điều kiện phòng chống dịch.

Sưu tầm : https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-giao-thong-len-tieng-viec-hai-phong-cam-cua-phuong-tien-hai-duong-20210224084014105.htm

 

Cần hướng dẫn thống nhất lưu thông hàng hóa

Cần hướng dẫn thống nhất lưu thông hàng hóa

Bộ Y tế cần có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh mỗi địa phương áp dụng một cách.

Tại báo cáo gửi Chính phủ ngày 21/2 về việc tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Công thương cho biết: Theo phản ánh từ các địa phương, doanh nghiệp: Việc thực hiện yêu cầu xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 về việc hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa có nhiều điểm chưa phù hợp.

Việc thiếu hướng dẫn thống nhất, rõ ràng của ngành Y tế đang gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong việc tổ chức lưu thông hàng hóa, nông sản từ Hải Dương đi các tỉnh khác. Ảnh: Trung Quân

Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay.

Song song đó, chỉ đạo và huy động các đơn vị có năng lực xét nghiệm Covid-19 hỗ trợ các tỉnh có dịch Covid-19 bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệm của đội ngũ lái xe, áp tải hàng (theo quy định tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19) trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa ách tắc lưu thông hàng hóa từ vùng dịch ra ngoài. 

Đầu mối, phối hợp với Bộ NN-PTNT chỉ đạo thống nhất các đơn vị chuyên ngành tại địa phương có dịch Covid-19 trong việc xác nhận hàng hóa, nông sản an toàn dịch bệnh.

Đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải có hướng dẫn thống nhất và quy định rõ các biện pháp an toàn phòng dịch cho người, phương tiện và hàng hóa để lưu thông hàng hóa qua các địa bàn có và không có dịch bệnh.

Bộ Công thương kiến nghị chỉ đạo Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình sản xuất nông lâm thủy sản bảo đảm phòng chống dịch bệnh, đủ điều kiện lưu thông phân phối tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất, nuôi trồng các loại nông lâm thủy sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh để hạn chế tối đa việc tồn ứ nông lâm thủy sản.

Nông sản Hải Dương bị ùn ứ, phải đưa lên Hà Nội 'giải cứu' dọc vỉa hè (ngày 21/2). Ảnh: Phạm Hiếu

Cung cấp thông tin cho ngành Công Thương về hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bộ Công thương cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt, cam kết không để tình trạng “ngăn sông cấm chợ” diễn ra trên địa bàn.

Đồng thời, thông báo công khai, thông tin rộng rãi về các đơn vị được chỉ định xét nghiệm SARS-COV-2; ưu tiên tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 cho đội ngũ lái xe và người át tải hàng.

Thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19, theo đó: “Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được chỉ định chịu trách nhiệm xét nghiệm SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển”.      

Chấp nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 của người điều khiển phương tiện vận tải đến từ vùng dịch của các đơn vị xét nghiệm được ngành Y tế chỉ định.

Sưu tầm : https://nongnghiep.vn/can-huong-dan-thong-nhat-luu-thong-hang-hoa-d284456.html

Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

 

Cà chua thủy canh.- Đó là loại cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.

Sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP

Rau an toàn (RAT) sản xuất và đưa đến tay người tiêu dùng như thế nào? Bao gồm 10 bước quy định theo tiêu chuẩn VietGAP, bạn hãy tìm hiểu 1 số quy trình dưới đây nhé